Việc mua máy ảnh cũ diễn ra khá thường xuyên trong giới nhiếp ảnh, nếu bạn đam mê nhiếp ảnh mà chưa có nhiều tiền thì việc chọn mua một chiếc máy cũ là một quyết sách, nhưng làm thế nào để biết được máy ảnh đó có bị hư hỏng gì hay không, mời bạn xem hướng dẫn bên dưới nhé.
Về cách Test Body máy
1. Kiểm tra ngoại hình:
– Cao su có bị mòn nhiều hay ít, ốc vít có dấu thảo mở hay chưa? Vì ngoại hình tương ứng với số shot hoạt động trong máy (không thể máy cũ mà số shot lại quá ít và ngược lại), ngoại trừ một số máy được dùng cố định ở studio chụp trong nhà không đem ra bên ngoài nhiều, yếu tố này bạn nên hỏi kỹ người bán.
2. Nội thất bên trong máy.
– Kiểm tra sensor có nhiều điểm chết hay chưa: Đóng nắp body để iso 100 hoặc 200 (tùy máy, nôm na là để ISO thấp nhất) để tốc độ 30 giây chụp và chờ đợi kết quả bằng cách zoom tấm hình lớn nhất xem có SAO trên nên đen hay không?
– Post tấm hình mới chụp lên trang web camerashuttercount và chờ kết quả kiểm tra xem hình có trùng với seri number máy hay không, kiểm tra bằng cách vạch đít máy lên đọc nhé . Sau đó xem số shots đã sử dụng là bao nhiêu! Nếu số seri không trùng thì không mua nữa nhé vì máy này đã tháo mở và thay thế linh kiện rồi nên seri sẽ không trùng khớp.
3. Về cơ chế hoạt động.
-Gắn lens vào máy ảnh, chụp và để ý kiểm tra xem các phần focus (AF/MF) hoạt động có chuẩn hay không, chủ yếu là kiểm tra AF nhé? Lấy nét xa, gần, trung có chuẩn hay là không?
– Cuối cùng là các phần khác như đèn flash cóc, chân đèn Flash Gun và các phím bấm có hoạt động, đàn hồi bình thường hay không và để ý xem chữ cái phai nhiều hay không nhé!
Có nên mua máy ảnh DSLR thay thế máy compact
Ngoại trừ việc không nhỏ gọn hơn, nhưng với mức giá tương đương dòng compact cao cấp, lại sở hữu những tính năng vượt trội cho chất ảnh đẹp, thì người dùng có nên chuyển sang dùng máy ảnh DSLR ở phân khúc Entry Level hay không?
Thuật ngữ “entry level” nói đến nhóm người sử dụng dòng máy DSLR ở giai đoạn bắt đầu “chơi ảnh”, đây cũng là phân khúc bán chuyên (thuật ngữ này cũng được hiểu cho nhóm người chơi ảnh “bình dân”, không chơi thiết bị). Nhóm người này sẽ dần dần nâng cấp lên các phân khúc khác, hoặc là vẫn giữ nguyên ở phân khúc entry level tùy theo nhu cầu.
Trước hết, chúng ta xét đến những ưu điểm của dòng DSLR so với dòng compact.
Chất ảnh: Dòng DSLR có khá nhiều ưu điểm, trong số đó điều mà người dùng quan tâm nhất vẫn là chất ảnh. Do sử dụng cảm biến lớn hơn so với máy compact nên các dòng DSLR thường cho chất ảnh nét, trong và đẹp hơn hẳn so với máy ảnh compact. Song song đó các dòng DSLR cũng xử lý nhiễu hạt (noise) tốt hơn máy compact.
Chất ảnh của DSLR so với chất ảnh của máy compact. Chế độ cận cảnh, ISO 800
Sử dụng ống kính rời: Ưu điểm tiếp theo là khả năng thay thế ống kính. Thay vì dùng máy compact với ống kính cố định, không thay đổi được thì DSLR cung cấp cho người dùng tính linh động khi máy có thể thay các loại ống kính khác nhau, từ ống kính góc rộng (chụp toàn cảnh tốt) đến các loại ống kính tele, zoom, các loại ống kính chụp chân dung, macro (cận cảnh)… tạo ra những tác phẩm đẹp trong những trường hợp khác nhau.
Các phụ kiện hỗ trợ phong phú, hiệu quả: Cũng ở ưu điểm này mà các dòng DSLR “phát sinh” thêm những ưu điểm khác, người dùng có thể trang bị cho mình các phụ kiện hỗ trợ như đèn flash. Với máy compact, ở nhiều trường hợp đèn flash đánh khá chát, ánh sáng không đẹp thì các dòng DSLR mang lại một chất lượng ảnh với ánh sáng đều, đẹp. Bên cạnh đó, các phụ kiện như filter (kính lọc) cũng tạo ra nhiều hiệu ứng và hỗ trợ cho những tình huống chụp ảnh khác nhau.
Xóa phông tốt và đẹp: Một ưu điểm mà giới người dùng compact muốn chuyển sang DSLR đó là máy DSLR cho khả năng xóa phông tốt và đẹp. Tất nhiên, điều này các dòng máy vẫn có thể làm được nhưng chỉ ở mức tượng trưng.
Chụp ảnh nhanh và nhiều: Không giống như máy compact, khả năng đáp ứng của máy DSLR sau khi “nhấn cò” là rất tốt. Các dòng máy DSLR sẽ lấy nét nhanh và đúng hơn compact. Với các máy DSLR thuộc phân khúc entry level thì người dùng có thể chụp liên tục ít là 2.5 frame/s. Pin ở máy DSLR cũng là một lợi điểm đáng kể, do pin có dung lượng mAh cao hơn pin của máy compact. Ví dụ: Máy compact có lượng pin trung bình là 750mAh, thì pin thấp nhất của dòng DSLR là 1000mAh.
Chi phí và chất lượng đáng đầu tư hơn máy compact: Với một chiếc máy ảnh DSLR ở phân khúc entry level mà chúng tôi đơn cử như Nikon D40 kèm ống kính 18-55mm sẽ có giá trong khoảng 320-400 USD tùy theo số lần đã chụp (số shots). Hoặc nếu mua mới và bỏ thêm một khoản tiền nữa, người dùng có thể cân nhắc đến dòng Nikon D3100 kit 18-55mm VR với giá chính hãng trong khoảng 620 USD. Bên cạnh đó, các dòng máy có tiếng tăm như Canon EOS 450D, Canon EOS 500D, Canon EOS 550D, Pentax K200D, Pentax K2000, Olympus E-620, Sony Alpha A230 haySony Alpha A330 với tầm giá từ 410 USD cũng là một lựa chọn đúng đắn.
Cung cấp nhiều khả năng tùy chỉnh: Mặc dù với máy compact người dùng có thể chỉnh tay một số thông số, nhưng rất hạn chế mà không hiệu quả bằng máy DSLR. Với máy DSLR, người dùng có thể làm chủ khẩu độ, tốc độ, ISO, cân bằng trắng, bù trừ sáng… để cho ra những tác phẩm xóa phông, bắt đứng, chuyển động… với chất ảnh chuẩn hơn.
Đó là những ưu điểm so với máy compact, còn nhược điểm thì sao?
Máy không nhỏ gọn bằng compact: Một nhược điểm trước mắt mà bất cứ người dùng nào cũng thấy được là máy DSLR to hơn và không thể bỏ vào… túi quần được. Đây cũng là điều đương nhiên, so với chất ảnh và những tính năng tiện lợi khác mà máy mang lại thì buộc nó phải to lớn hơn các dòng máy compact vốn chỉ được trang bị đơn giản. Tất nhiên, người dùng sẽ chọn máy compact vì họ thích bỏ máy ảnh vào túi quần, tuy nhiên độ an toàn sẽ không cao so với việc bỏ máy DSLR vào trong balô sẽ tránh được các rủi ro, va đập…
Giá cao hơn máy compact: Nhược điểm thứ hai đó là máy DSLR đắt hơn máy compact, thuật ngữ “tiền nào của đó” trong trường hợp này rất đúng. Một điểm nữa khá “bất lợi” cho máy DSLR đó là người dùng sẽ phải hao tốn chi phí hơn khi sử dụng máy DSLR, và nếu họ “trót yêu” những chiếc ống kính đắt tiền, những phụ kiện hỗ trợ… thì chi phí sẽ phải tăng cao hơn nữa.
Chụp ảnh không tránh được tiếng ồn: Do máy DSLR sử dụng màn trập, nên mỗi lần chụp ảnh màn trập của máy DSLR sẽ gây ra tiếng ồn, điều này là đặc trung của các dòng DSLR, không thể thay đổi. Tuy nhiên, điều này chỉ ảnh hưởng khi người dùng “tác nghiệp” trong một số tình huống như muốn chụp lén một người thân nào đó một cách tự nhiên mà không muốn họ biết đến…
Tóm lại, tùy theo nhu cầu của người dùng. Với người dùng đam mê chụp ảnh, thích khám phá và thích tự tay sáng tạo những tác phẩm nhiếp ảnh thì các dòng DSLR sẽ phù hợp với họ. Ngược lại, với người dùng chỉ thích tính tiện dùng, không thích phức tạp hay can thiệp sâu vào kỹ thuật sử dụng máy ảnh, chỉ thích chụp với chế độ tự động thì máy compact sẽ là lựa chọn phù hợp.
4. Màn hình hiển thị
Bạn kiểm tra xem màn hình có điểm chết, bong coast hay là bị móp méo gì hay không,nếu máy có hỗ trợ màn hình cảm ứng bạn cũng chú ý test cảm ứng nhé.
Về kiểm tra ống kính (lens)
1. Kiểm tra vỏ bên ngoài và thấu kính trước sau xem đã bị tháo mở hay là chưa, kiểm tra xem bong coast hay là chưa.
2. Kiểm tra mốc, bụi và rễ tre bằng cách dùng đèn flash điện thoại hay đèn nào đó có thể là chỗ có nắng, dùng tay gạt thanh mở khẩu độ hết cỡ và soi vào ống kính xem bên trong có dính bụi, mốc hay rễ tre gì không. Ngoài ra có thêm hiện tượng mù thấu kính, bạn chú ý để ý xem kính còn trong không nhé.
3. Kiểm tra lens đã được tháo mở hay là chưa bằng kiểm tra các con ốc trên lens, để ý các tem bảo hành trên các ốc xem có bị rách không, Một số trường hợp tháo lens mở ra để lau chùi mốc, rễ tre hay bụi, nếu người bán bảo lens đã mở thì bạn hỏi xem lens đã tháo mở ở đâu và nhớ hỏi kỹ.
4. Kiểm tra Focus: kiểm tra kỹ chức năng Auto Focus(AF) cũng như Manual Focus (MF) xem vòng lấy nét có mượt hay cứng. Nếu là lens zoom thì nên kiểm tra xem vòng zoom có mượt hay là không, có nứt vòng zoom hay không. Lấy nét có chuẩn hay không, đặc biệt là test ở khẩu độ lớn nhất xem có nét hay không.
5. Kiểm tra lens rơi rớt hay chưa bằng cách kiểm tra bên ngoài xem có móp méo hay trầy xước gì không tránh hiện khi lens bị rơi rớt sẽ ảnh hưởng đến thấu kính cũng như chức năng focus của lens.
Lời khuyên là nếu bạn không rảnh thì nên nhờ hay đem ra cửa hàng uy tín nhờ người ta kiểm tra giùm để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.Và nếu tốt hơn nữa bạn bảo người ta bao test mấy ngày hay vài tuần để yên tâm sử dụng. Và tốt nhất nếu không an tâm bạn có thể tìm hỏi những máy nào còn bảo hành chính hãng hẵng mua, tuy đắt hơn xíu nhưng bạn sẽ an tâm hơn.
Kinh nghiệm mua DSLR cũ
Ngoài việc kiểm tra kỹ ngoại hình, bạn cũng cần chú ý đặc biệt đến những chi tiết quan trọng như số lần chụp, cảm biến, ống kính… trước khi quyết định tậu một chiếc DSLR cũ.
Kiểm tra số lần chụp
Hầu hết mọi máy ảnh ống kính rời đều có giới hạn số lần chụp – còn được gọi là tuổi thọ của màn trập. Đây là yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm một khi đã quyết định mua một chiếc máy ảnh "second-hand". Hiện tại, không có một con số cụ thể nào để nói về tuổi thọ chính xác của màn trập trên một chiếc máy ảnh DSLR. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tìm kiếm trên Internet số lần đóng/mở màn trập của một model bất kỳ đã được kiểm tra ổn định trước (vì đa phần các máy này đều đã qua sử dụng).
Với những mẫu DSLR phổ thông, tuổi thọ màn trập tối đa có thể vào khoảng 50.000 lần đóng/mở. Tuy nhiên, vẫn có một số model hoạt động ổn định ngay khi “tuổi thọ” đã tới hạn. Với những dòng máy DSLR từ trung cấp đến chuyên nghiệp, tuổi thọ màn trập nhỏ nhất vào khoảng 100.000 và cao nhất khoảng 300.000 lần.
Để biết được số lần chụp hiện tại của máy, cách đơn giản nhất là hỏi ngay chính người bán. Ngoài ra, cũng có thể tự mình kiểm tra số lần đóng/mở màn trập của sản phẩm bạn định mua bằng cách đơn giản nhất là xem cách đánh số thứ tự tên của tập tin ảnh trên máy đó. Tuy nhiên, cách này có độ tin cậy thấp nhất, vì một số mẫu DSLR cho phép người dùng thiết lập lại (reset) số thứ tự này.
Phương pháp kiểm tra thứ hai là dùng các phần mềm hỗ trợ của hãng thứ 3 như EOSInfo dành cho máy Canon (một số dòng máy Canon mới không có tác dụng với tiện ích này), hay một số phần mềm hỗ trợ xem thông số trong dữ liệu EXIF của ảnh như EXIFTool , Opanda IExif 2. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cách tải trực tiếp một ảnh chụp lên trang myshuttercount.com để xem nhanh số lần chụp ảnh hiện tại của máy cần mua.
Một khi đã biết được tuổi thọ hiện tại của sản phẩm bạn dự định mua, tiếp theo, hãy chụp thử một vài ảnh ở nhiều tốc độ (nhanh/chậm) khác nhau và lắng nghe âm thanh tạo ra do màn trập di chuyển. Bất kỳ tiếng động lạ nào trong quá trình chụp ảnh đều là dấu hiệu không tốt, bạn cần phải lưu ý.
Kiểm tra bộ cảm biến
Cách tốt nhất để kiểm tra bộ cảm biến của một chiếc DSLR là chụp một bức ảnh nền trắng hoàn toàn ở khẩu độ nhỏ nhất của ống kính (f/22 chẳng hạn) và độ sáng thích hợp. Sau khi chụp xong, hãy phóng lớn ảnh đến độ phân giải tối đa trên máy tính để kiểm tra xem có “vết tích” lạ trên nền trắng này hay không. Bất kỳ dấu hiệu lạ nào trên ảnh đều có nghĩa khả năng cảm biến máy bị bám bụi hoặc trầy xước, cần phải thay thế.
Bên cạnh đó, cũng có sử dụng tính năng khóa ngược gương lật (mirror lock up) từ giao diện menu của máy để quan sát bề mặt sensor bằng mắt thường. Nếu bề mặt cảm biến bám dính bụi, phải sử dụng những dụng cụ chuyên biệt để vệ sinh hoặc nhờ chính người bán ở cửa hàng làm việc này. Tuy nhiên, tuyệt đối không chọn máy có dấu hiệu trầy xước trên bộ cảm biến.
Kiểm tra ống kính
Đa phần những chiếc DSLR second-hand đều không được bán kèm ống kính. Vì thế nếu dự định mua thêm ống kính rời, bạn cũng phải lưu ý những chi tiết sau.
Trước hết, phải quan sát mặt kính phía sau và phía trước ống kính thật kỹ càng để đảm bảo không có bất kỳ vết xước nào. Với những ống kính có vòng chỉnh khẩu độ thủ công, hãy thử xoay nhiều lần để chắc chắn mọi thứ đều trơn tru khi thao tác và các lá khẩu phải khép thật đều.
Để kiểm tra xem ống kính có mốc bên trong hay không, bạn hãy quan sát từ phía sau ống kính dưới ánh đèn neon hoặc một nguồn sáng tự nhiên khác trong khi dùng ngón tay khác để che phía trước ống kính. Nếu phần viền ống kính trong suốt và bóng do ngón tay tạo ra sáng đều là được.
Bạn cũng cần chú ý quan sát phần vỏ nhựa bên ngoài ống kính một cách cẩn thận để chắc chắn là ống kính này không bị rơi rớt, va đập hay đã tháo ra để vệ sinh bên trong. Cuối cùng, hãy gắn ống kính vào thân máy để tiếp tục thử khả năng lấy nét tự động của máy ở nhiều khoảng cách khác nhau.
Màn hình LCD
Với máy ảnh số, màn hình LCD phía sau cũng là một thiết bị có tầm quan trọng không kém, giúp bạn xem lại kết quả sáng tác của mình. Để kiểm tra, trước hết cần xem lớp nhựa bảo vệ bên ngoài có dấu hiệu trầy xước hay nứt nẻ không. Tiếp đến, xem điểm chết trên màn hình bằng cách để LCD hiển thị duy nhất một màu như đen hoặc trắng.
Người mua cũng cần quan sát độ đồng nhất cũng như khả năng hiển thị chính xác màu sắc trên LCD. Với những máy ảnh có màn hình LCD đơn sắc ở phía trên, hãy kiểm tra xem có dấu vết nào lạ trên màn hình khi tắt máy hay không và nhớ kiểm tra xem đèn LED của LCD có hoạt động hay không.
Kiểm tra phụ kiện đi kèm máy
Một điểm cần lưu ý khác khi mua máy ảnh cũ là bạn phải hỏi người bán các phụ kiện đi kèm hay không. Với ống kính, phải kiểm tra đầy đủ nắp che trước sau, filter (kính lọc) bán kèm.
Riêng với thân máy, cần xem kỹ những phụ kiện như nắp che, pin, bộ sạc, cáp kết nối với máy tính và dây đeo. Một số cửa hàng bán máy cũ có uy tín còn lưu giữ khá đầy đủ tài liệu hướng dẫn cũng như CD phần mềm đi kèm máy.
Ngoài ra, cũng nên quan tâm đến chế độ bảo hành của những model đã qua sử dụng này. Một số máy đã qua sử dụng nhưng có thể vẫn còn thời hạn bảo hành chính hãng. Riêng với những model đời cũ, tùy nơi bán mà bạn sẽ nhận đuợc thời gian bảo hành khác nhau.
Xem thêm nhiều chuyên mục hay cây hoa, phần mềm, các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Dịch vụ quay video chuyên nghiệp, quay phim sự kiện, quay video clip, quay phim HD, tất cả các dịch vụ về quay phim...
Diễn Đàn Chia sẻ kiến thức đồ hoạ, phần mềm, ứng dụng, công cụ chỉnh sửa hình ảnh, video, photoshop, proshow producer, corel videostudio, after effect, premiere pro, beauty box video...Xem tại : https://trungdan.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét